Hội nghị trực tuyến về: "Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý nhà nước về Bưu chính"

Chiều ngày 01/12, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị trực tuyến về: "Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý nhà nước về Bưu chính".

 

 

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở TT-TT tỉnh. 

Hội nghị được tổ chức tại 63 điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thànhChiều ngày 01/12, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị trực tuyến về: "Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý nhà nước về Bưu chính". phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viettel... Tại đểm cầu Sở TT-TT tỉnh có sự tham dự của đồng chí Phạm Thị Ngọc Quyên- Phó Giám đốc Sở TT-TT. 

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Bưu chính đã thể hiện được rõ vai trò của mình. Các doanh nghiệp bưu chính chủ lực như Bưu điện Việt Nam (BĐVN), Viettel Post, Giao hàng Tiết kiệm… đã thể hiện vai trò là chuỗi logistics cuối cùng không bị đứt gãy. Riêng lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính cũng đã tạo được sự đột phá mới.

“Trong chiến lược phát triển bưu chính cũng định hình rõ một số việc phải làm trong thời gian tới. Bộ và các doanh nghiệp bưu chính sẽ thúc đẩy, hỗ trợ hộ sản xuất nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), mở cửa thị trường để giúp doanh nghiệp bưu chính phát triển lành mạnh. Thời gian tới, Bộ TT&TT cũng sẽ ban hành kịch bản cho các doanh nghiệp bưu chính để ứng phó với thảm hoạ”. Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe bà Bà Vũ Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT báo cáo về Định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực bưu chính đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 

Theo định hướng, tương lai dịch vụ Bưu chính ở Việt Nam là: dịch vụ chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát thư, hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác qua hạ tầng bưu chính; dịch vụ thực hiện một số công đoạn chấp nhận, khai thác, vận chuyển và phát thư, hàng hóa qua hạ tầng bưu chính; tất cả dịch vụ, hoạt động hỗ trợ liên quan hoặc được cung ứng. Lĩnh vực Bưu chính trong tương lai sẽ được mở rộng nội hàm theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang

Bên cạnh đó, cũng theo dự thảo chiến lược mới, bưu chính là một trong các hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Hạ tầng bưu chính và dịch vụ bưu chính được sử dụng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và các sản phẩm, dịch vụ khác tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực khác; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, trong đó lấy mạng bưu chính công cộng làm nòng cốt.

Về hạ tầng bưu chính, chiến lược đặt mục tiêu 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ; 100% điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet; Số điểm phục vụ bưu chính là 27.000 điểm; 100% hộ gia đình có địa chỉ số.

Chiến lược cũng đề ra xây dựng nền tảng địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; Phát triển tối thiểu 2 sàn thương mại điện tử do doanh  nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên tham gia giao dịch. Bưu chính sẽ tham gia thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp. Cụ thể, 100% hộ SXNN lên tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu…Cũng theo dự thảo Chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD) theo đánh giá của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).

Nằm trong khuôn khổ hội nghị, Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn Thương mại điện tử cũng đã được Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn và Lãnh đạo một số đơn vị nhấn nút khai trương./. 


 

Tin liên quan