This page uses JavaScript and requires a JavaScript enabled browser.Your browser is not JavaScript enabled.
Loading...
Skip to main content
Contribute
Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Kinh tế - Chính trị
Giáo dục đào tạo
Tư pháp
Văn hoá - Xã hội
Nội vụ
Quản lý đô thị
Tài nguyên môi trường
Lao động - Thương binh - Xã hội
Hoạt động Mặt Trận - Đoàn thể
An ninh quốc phòng
Chuyển đổi số
Tin địa phương
Văn bản quản lý
Văn bản Trung Ương
Văn bản QPPL
Văn bản chỉ đạo điều hành
Văn bản Tỉnh
Văn bản QPPL
Văn bản chỉ đạo điều hành
Văn bản Thành phố
Chính quyền
Thành Ủy
Hội Đồng Nhân Dân
Ủy Ban Nhân Dân
Mặt trận tổ quốc & các đoàn thể
Đảng ủy/ HĐND/UBND 13 Xã Phường
Các cơ quan trực thuộc ngành dọc
Cơ quan chuyên môn
Đơn vị sự nghiệp
Các công ty
Dịch vụ công
Nộp hồ sơ trực tuyến
Tra cứu hồ sơ
Danh mục Dịch vụ công mức 3,4
Đánh giá mức độ hài lòng
Thống kê
Doanh nghiệp
Xúc tiến đầu tư
Đầu thầu, mua sắm công
Dự án đầu tư
Thông tin dự án
Thông tin quy hoạch
Doanh nghiệp tiêu biểu
Doanh nghiệp khởi nghiệp
Diễn đàn doanh nghiệp
Du khách
Địa điểm tham quan
Địa điểm lưu trú
Địa điểm ăn uống
Siêu Thị
Phản ánh dịch vụ
Hỏi đáp
Chào mừng quý khách ghé thăm Cổng thông tin điện tử UBND thành phố Tam Kỳ
Trang chủ
Thủ tục hành chính
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
Lĩnh vực:
Hộ tịch
Trình tự thực hiện:
Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cấp cho người có yêu cầu.
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên ký vào Sổ.
Lưu ý:
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp
Thời hạn giải quyết
Phí, lệ phí
Mô tả
Trực tiếp
15 Ngày làm việc
Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Giấy tờ phải xuất trình:
Tên giấy tờ
Mẫu đơn, tờ khai
Số lượng
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
* Giấy tờ phải nộp:
Tên giấy tờ
Mẫu đơn, tờ khai
Số lượng
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.
6. TK đăng ký nhận CMC.doc
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nêu trên thì phải có văn bản cam đoan của các bên nhận cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
- Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Số lượng bản chính: 1
Số lượng bản sao: 0
* Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình:
Tên giấy tờ
Mẫu đơn, tờ khai
Số lượng
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
+ Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
- Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Số lượng bản chính: 0
Số lượng bản sao: 0
Đối tượng thực hiện:
Công dân Việt Nam
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người nước ngoài
Cơ quan thực hiện:
Phòng Tư Pháp
Sở Tư pháp - Tỉnh Quảng Nam
Cơ quan có thẩm quyền:
Ủy ban nhân dân cấp Huyện
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
Bộ phận Một cửa thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố
Cơ quan được uỷ quyền:
Cơ quan phối hợp:
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Số ký hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành
123/2015/NĐ-CP
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
2015-11-15
15/2015/TT-BTP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
2015-11-16
179/2015/TT-BTC
Thông tư 179/2015/TT-BTC
2015-11-13
52/2014/QH13
Luật 52/2014/QH13
2019-06-19
60/2014/QH13
Luật 60/2014/QH13
2014-11-20
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống; - Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
Từ khoá:
Không có thông tin
Mô tả:
Không có thông tin
Menu
Giới thiệu
Bản đồ địa giới hành chính
Tổng quan địa lý - lịch sử
Phim về Tam kỳ
Hình ảnh về tam kỳ
Ca khúc về Tam kỳ
Thông tin người phát ngôn
Thông báo kết luận cuộc họp
Giấy mời họp
Qoffice
Mail công vụ
Hệ thống báo cáo Lris
Một cửa điện tử
Dịch vụ công
Tình hình giải quyết hồ sơ một cửa
Tình hình nộp hồ sơ dịch vụ công
Hướng dẫn thanh toán trực tuyến
Hướng dẫn nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến
Danh bạ điện thoại
Chuyển đổi số
Menu
Lịch tiếp công dân
Lịch công tác
Thủ tục hành chính
Góp ý dự thảo văn bản
Công khai ngân sách
Công khai kết luận thanh tra
Báo cáo thống kê
Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Thông tin về Thuế
Thông tin cần biết
Các số điện thoại khẩn cấp
Thông tin tuyển dụng
Bảng giá đất
Tuyến xe buýt
Lịch cúp điện
Văn bản kỳ họp HĐND
Trả lời kiến nghị cử tri
Xây dựng nông thôn mới
Bản tin phòng chống thiên tai
Góp ý quy hoạch
OK
OK
Cancel