Chiều ngày 16/8/2021, UBND tỉnh Quảng Nam tổ cức họp nghe Đề án hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và Cơ chế hỗ trợ, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025. Tham dự cuộc họp có Đồng chí Lê Trí Thanh - CT. UBND tỉnh - Chủ trì cuộc họp, đồng chí Hồ Quang Bửu - PCT.UBND tỉnh; Đại diện Lãnh đạo: Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam, Ban Dân tộc, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển nông thôn. Tại cuộc họp, đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo các nội dung có liên quan đến Đề án hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và Cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Sau khi các ý kiến góp ý trao đổi, thảo luận của các thành viên dự họp. Đồng chí Lê Trí Thanh - CT.UBND tỉnh kết luận một số nội dung chính như sau:

1/ Đối với Đề án trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025:
Đề nghị xem lại đây là nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, kinh phí năm 2021 phải thực hiện trong năm 2021, cân nhắc ban hành cho đảm bảo tiêu được nguồn kinh phí theo đúng quy định cơ chế của Trung ương; giao cho đồng chí Hồ Quảng Bửu làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về thời gian ban hành Đề án trồng rừng gỗ lớn, hỗ trợ việc trồng rừng gỗ lớn của người dân trên cơ sở đã ký kết Hợp đồng với doanh nghiệp.
Không nên chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng gỗ lớn. Cần phải nêu ra việc thiệt hại trong quá trình trồng rừng gỗ lớn khi gặp thiên tai phải giải quyết được, giảm diện tích trồng cây keo, tăng các loại cây trồng bản địa; giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý rừng thực hiện trồng rừng gỗ lớn; Nghiên cứu xem lại các cơ sở sản xuất giống với chất lượng cao, thu hút các doanh nghiệp đầu tư,...
2/ Đối với cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025:
Đề nghị thực hiện theo 03 khu vực: Miền núi trung du, đồng bằng và khu vực ven biển. Rà soát, xem lại các đối tượng thực hiện đối với cơ chế này. Nếu đủ điều kiện cho tối đa một vườn một trang trại; Xác định đầu ra cho Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại (có cơ chế khuyến khích liên kết các sản phẩm OCOP; ngành Nông nghiệp phải nghiên cứu các loại cây trồng để khuyến khích thực hiện trong cơ chế phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại).
Về Kinh phí: Phải xác định rõ mỗi năm thực hiện với nguồn kinh phí cụ thể. Hỗ trợ kinh phí sau đầu tư đề nghị cần phải nghiên cứu có cơ chế cụ thể hơn, cân nhắc lại cho phù hợp để khuyến khích đầu tư,.... xem lại việc hỗ trợ hạ tầng bên ngoài các trang trại tập trung (xác định rõ quy mô thực hiện của dự án).
Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh rà soát, bổ sung, hoàn thiện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.