Bầu vú mẹ

<p style="text-align: justify;" align="justify"><img style="margin: 0px 5px 0px 0px;" height="184" align="left" width="133" mce_src="/images/2010/t4/5/bvb_18410.jpg" src="http://baoquangnam.com.vn/images/2010/t4/5/bvb_18410.jpg" /><strong>Từ đai vú Sa Huỳnh...&nbsp;</strong></p> <div align="justify"></div> <p style="text-align: justify;" align="justify"><strong>Ở Việt Nam, trong nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, ta đều thấy nét dáng hình thể&nbsp; phụ nữ với cặp vú nở căng tròn trên các hiện vật khảo cổ. Trên các tượng đồng, ở chuôi kiếm, ở các công cụ như thạp đồng đều có hình ảnh nữ giới với bộ ngực nở nang. Đặc biệt, trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ tìm thấy một số bình gốm đất nung có nhiều đai vú, núm vú. <em>(Ảnh: Bình đai vú ở di chỉ Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi)).</em></strong></p> <p>&nbsp;</p>

Bầu vú mẹ


Năm 1934, các nhà khảo cổ người Pháp ở Viện Viễn đông bác cổ đã khai quật được một chiếc bình hình lọ hoa đai vú tại Sa Huỳnh. Hiện vật này đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Gần đây, tại di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (Cam Ranh, Khánh Hòa), các nhà khảo cổ lại phát hiện một chiếc nồi có hình núm vú. Nếu chiếc bình gốm Sa Huỳnh có cặp 6 núm vú nhỏ trên thân thì chiếc nồi Hòa Diêm có đến 8 núm vú to hơn vây quanh thân nồi và được bố trí rất đều nhau. 

... Đến núm vú yoni Chămpa...

Bầu vú mẹ là nguồn sữa nuôi dưỡng bé thơ trưởng thành. Dòng sữa mẹ ngọt ngào là nguồn dưỡng chất quý giá, tinh túy nhất mà người mẹ dành tặng đứa con yêu của mình để chúng khôn lớn, hình thành vóc dáng, hình hài. Bầu vú mẹ là hiện thân của lòng thương yêu cao cả, tình mẫu tử bao la, đức hy sinh vô bờ bến. Cùng với các đường nét nữ tính như vòng mông, eo hông, bầu vú chính là cái đẹp thân thể mà Đấng tạo hóa ban cho người phụ nữ. Vì thế, trong kho tàng nghệ thuật nhân loại, từ thời tiền sơ sử đến cận đại, hiện đại, đề tài về bầu vú mẹ luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ và để lại những tác phẩm vô giá cho muôn đời.

Trong điêu khắc Chămpa, đề tài về phụ nữ như các nữ thần, vũ nữ là những tuyệt tác. Tượng phật bằng đồng phát hiện tại Phật viện Đồng Dương đang trưng bày tại Bảo tàng Chàm Đà Nẵng là kiệt tác điêu khắc Chămpa với bộ ngực căng tròn đầy sức quyến rũ, giàu nữ tính.

Đặc biệt, vũ nữ Apsara được chạm khắc trên bệ thờ Trà Kiệu, đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các bức tượng gần như khỏa thân, bắp đùi nở nang, bầu vú căng tròn, cổ tay tròn lẳn. Động tác múa tạo nên một hình khối cân đối và chặt chẽ. Tư thế uốn lượn mềm mại của các vũ nữ dấy lên một niềm đam mê cuồng nhiệt. Tại khu đền tháp Chàm Mỹ Sơn, Chiên Đàn (Quảng Nam), Dương Long (Bình Định), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện lưu giữ rất nhiều ngẫu tượng linga - yoni. Quanh bệ yoni lại nổi lên những núm vú căng tròn mịn màng ôm siết lấy bệ, trông rất hiện thực, có phần sỗ sàng, táo bạo. 

alt
Núm vú trang trí trên bệ đặt tượng di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Song điều kỳ thú ở đây là kiểu thức trang trí kia không hề gợi sắc dục mà chỉ có sức sống, khao khát đến cuồng say. Từ bình hoa đai vú, nồi có núm vú tìm thấy trong di chỉ Sa Huỳnh, Hòa Diêm thời tiền sử đến các núm vú trên bệ yoni tìm thấy ở các đền tháp Chămpa cho thấy các giai đoạn phát triển của một biểu tượng phồn thực - bầu vú mẹ.

Ban đầu chúng được người cổ Sa Huỳnh thể hiện trên công cụ đất nung như nồi, bình vôi những chi tiết giản đơn; về sau, cư dân Chămpa, hậu duệ của người Sa Huỳnh tạc vào đá sa thạch và những chất liệu khác với sự tài hoa và cảm hứng. Chúng có sự hòa quyện giữa văn hóa bản địa: tín ngưỡng phồn thực của cư dân Đông Nam Á buổi sơ khai và văn hóa từ bên ngoài mang đến: tục thờ sinh thực khí với ngẫu tượng linga - yoni trong Ấn Độ giáo ở các đền thờ Hindu.

alt
Bình đai vú ở di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (Cam Ranh, Khánh Hòa).

Và biểu tượng phồn thực Tây Nguyên

Là vùng đất còn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa mẫu hệ, trong nghệ thuật tạo hình, nhất là trong điêu khắc gỗ của các tộc người ở Tây Nguyên, người phụ nữ được lên ngôi. Trước tiên, ta có thể thấy loại hình biểu trưng của sinh tồn và phồn thực liên quan đến giới tính, nữ giới: phụ nữ mang bầu, cho con bú, các tượng đặc tả bầu vú mẹ. 

alt

Trên cầu thang, cột nhà dài Ê Đê, ta thường thấy hiện lên những bức chạm hai bầu vú mẹ, ngôi sao, mảnh trăng non… Bầu vú mẹ tượng trưng cho sức sống, quyền lực mẫu hệ, tượng trưng cho hình ảnh của người mẹ, cái gốc của sự sinh sôi, nảy nở đầy tính phồn thực. Tại các quần thể kiến trúc nhà mồ, ta luôn bắt gặp mô-típ nồi đồng bên cạnh các hình tượng khác. Nồi đồng là mô-típ chủ đạo, trên đó được gắn thêm hình chim công, rau dớn, ngà voi… Tất cả đều thể hiện hình ảnh sống động của thiên nhiên, con người, tạo nên một biểu tượng đẹp đẽ, thần bí, cao sang.

Bầu vú mẹ là hình ảnh hiện thực, gắn với cuộc sống con người, đầy tính nhân văn. Hình ảnh đó đã đi vào đời sống tâm linh với tín ngưỡng phồn thực của các tộc người, đi vào nghệ thuật tạo hình như tranh, tượng, phù điêu giàu tính thẩm mỹ, ngợi ca cái đẹp, thể hiện niềm tin vươn đến cuộc sống hạnh phúc, an lành cho con người và sự sinh sôi cho muôn loài.

                                                                 Theo Báo Quảng Nam.


Tin liên quan