Vì một thành phố phát triển bền vững

<p align="justify"><strong><img style="margin: 0px 5px 0px 0px;" height="170" width="220" align="left" src="http://www.tamky.gov.vn/images/stories/thuvienanh/l77.jpg" alt="" title="" />Trong lợi thế so sánh và hạn chế, tôi cho rằng chính quyền đô thị phải suy nghĩ rất nghiêm túc và rõ ràng về những lợi thế của Tam Kỳ với các đô thị khác trong khu vực. (<em>Ảnh từ Google</em>)<br /> </strong></p>


Tam Kỳ có những thuận lợi để định hướng xây dựng một đô thị có bản sắc khi thị trường bất động sản không quá “nóng”, sự phát triển nằm trong tầm kiểm soát. Theo quy hoạch chung thì diện tích đô thị hiện trạng chiếm tỷ lệ không lớn trên toàn bộ diện tích được quy hoạch tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, chúng ta đang ở trong giai đoạn thời kỳ đầu để xây dựng đô thị, phần đô thị cũ là gạch nối để chúng ta hướng tới tương lai. “Thành phố sống tốt hay thành phố toàn cầu” là một khái niệm được đưa ra trong thời gian gần đây cũng đáng để các nhà hoạch định chính sách tham khảo trong việc xác định chức năng chính để phát triển. 

Phải nhìn nhận trong thời gian qua, chính quyền đô thị đã có hướng đi đúng, hiệu quả thiết thực khi không gian xanh, mặt nước không ngừng được cải thiện và quan tâm đến thoát nước, môi trường. Để tiếp tục phát huy và vì một thành phố phát triển bền vững, có bản sắc, thương hiệu thì không thể tách rời các yếu tố then chốt sau :

- Có sự tham gia của cộng đồng trong việc quy hoạch và quản trị. Quy trình phát triển dựa vào người dân, chất lượng sống của dân cư đô thị chứ không phải ý chí của nhà hoạch định chiến lược. Cách tiếp cận này phải được thử nghiệm và thực hiện, bao gồm các tổ chức cộng đồng, việc lập kế hoạch hành động cộng đồng. Những thách thức đô thị được bàn luận công khai trong các cuộc thảo luận chính sách công và cộng đồng được tham gia vào quá trình giám sát. 

- Các nguồn lực, các nguồn tài chính cho phát triển đô thị và phát triển nhà bền vững. Các đô thị phải có chương trình phát triển để chính quyền các cấp cơ sở xác định các nguồn lực thúc đẩy kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ được những giá trị và bản sắc riêng của mỗi đô thị. Những nguồn lực cần thiết cho sự phát triển đô thị khôn ngoan được huy động thông qua cả đầu tư công, nguồn vốn tư nhân và xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị có chất lượng. 

- Vai trò của các bên tham gia khác nhau trong việc giải quyết biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, sẽ có ảnh hưởng to lớn tới quá trình phát triển đô thị tương lai của các thành phố ven biển Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Các thành phố ven biển sẽ ảnh hưởng không chỉ bởi mực nước biển dâng cao mà còn từ những ảnh hưởng khí hậu nghiêm trọng khác như lũ lụt và bão. Xây dựng cộng đồng dân cư đô thị có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Với một ý nghĩa nào đó, nét đặc sắc văn hóa đô thị là sự phản ánh tổng hợp khả năng và nhận thức của người quản lý, người thiết kế kiến trúc - quy hoạch và cộng đồng dân cư đô thị ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Muốn có đủ quan niệm này, phải chú trọng đặc trưng văn hóa mới kế tục và sáng tạo mạch văn hóa của kiến trúc cảnh quan đô thị. Trong khi đi tìm sự định dạng cho bản sắc thì vẫn có một yêu cầu tối thiểu về văn hóa ứng xử là nếu chưa có gì để đóng góp về giá trị bản sắc mới thì ít nhất cũng không được tùy tiện gây phản cảm bằng những thứ dễ dãi, thô thiển, xa lạ với văn hóa tập quán và mỹ cảm của người dân địa phương.

                                                               Theo Báo Quảng Nam. 

 

Tin liên quan