
Quang cảnh buổi làm việc.
Dự thảo quy định về nội dung, mức chi thực hiện lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh đối với Hội động lựa chọn SGK do UBND tỉnh thành lập, được ngân sách tỉnh đảm bảo; đối với hoạt động đề xuất lựa chọn SGK tại các cơ sở giáo dục phổ thông được chi từ nguồn kinh phí thường xuyên. Đối với quy định mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, Sở GD&ĐT đề xuất chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; chi công tác phí, chi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án tại địa phương; chi đào tạo, bồi dưỡng…Trong đó, đề xuất chi hỗ trợ các lớp học tại Trung tâm học tập cộng đồng, các lớp học phổ cập, xóa mù chữ ban đêm: hỗ trợ tài liệu, SGK dùng chung, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, học tập: 3.000.000 đồng/lớp/năm; hỗ trợ học phẩm đối với lớp xóa mù chữ: tối đa 300.000 đồng/ học viên/năm; chi tuyên truyền, huy động người mù chữ đến lớp: 140.000 đồng/người/1 học viên đến lớp và hoàn thành chương trình học…
Đối với Đề án quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT đề xuất mức thu tối đa 25.000 đồng/ngày/học sinh; tiền phục vụ chăm sóc bán trú đối với cấp mầm non, tối đa 120.000 đồng/tháng/trẻ; đối với cấp tiểu học tối đa 165.000 đồng/tháng/học sinh; đối với dạy trẻ ngày thứ 7 với cấp mầm non thu theo thỏa thuận; tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ tối đa 100.000 đồng/tháng/trẻ; tiền mua sắm vật dụng dùng chung phục vụ bán trú đối với cấp mầm non thu theo thỏa thuận, đối với lớp 1 là 300.000 đồng/1 lần/học sinh…Các khoản thu phải phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục, xuất phát từ nhu cầu tự nguyện của trên 70% số phụ huynh học sinh, vì quyền lợi của học sinh.